T nghĩ nên viết status này cho một vài ae vẫn còn hỏi “chừng nào có phần 2?”, xem như T báo cáo “tiến độ nghiên cứu” của mình vậy. Thị trường ảm đảm quá nên chắc số người ham thích kiến thức không nhiều, nhưng T thì khác. ICHIMOKU rất hay, và vì nó hay quá nên mới mất thời gian tìm hiểu. Nếu ae cần hướng dẫn sử dụng thì đầy trên mạng, cái T cần là lý giải vì sao hệ thống này được tạo nên.
T cũng có liên hệ với a Sanjin nhờ góp ý giúp, ảnh nói T nên gộp 2 khái niệm đã nói ở phần 1 lại thành một khái niệm duy nhất gọi là “cân bằng tâm lý” và sau này sẽ xoáy sâu vào việc lý giải hình thái của một cơn tâm lý dưới dạng đồ thị sẽ ra sao. Rất cảm ơn anh (dù chưa biết mặt)
Sở dĩ T chưa viết tiếp được vì gặp phải vài vấn đề như sau:
1. T nhận ra đối với ichimoku, việc xem xét đa khung thời gian theo kiểu trading phương Tây trở nên nguy hiểm. Không phải là ichimoku không quan tâm những biến động nhỏ bên trong những biến động lớn, nhưng ichimoku muốn tìm cho ra biến động giá ở quy mô nào là “đồng điệu” và “rõ ràng” với một khuôn mẫu tâm lý mang tính tiên đề. Nhưng cái khó là T không biết “tín hiệu” nào để mình có thể dò ra một sự xuất hiện của một cơn tâm lý rõ ràng như thế. Tưởng tượng như ngày xưa bố kêu chạy ra ngoài sân lắc lư cái ăng-ten để Ti-vi rõ hình rõ tiếng vậy đó.
2. “khuôn mẫu mang tính tiên đề” là gì vậy? (bày đặt diễn đạt khó hiểu à?). Không phải đâu, mà vì những ý tưởng này chưa được ai diễn đạt (trên mạng) nên T mạnh dạn nói theo cách của mình thôi. Tiên đề ở đây là một phát biểu được công nhận một cách mặc nhiên để làm cơ sở (ví dụ 2 đường thẳng song song thì không có điểm chung). Thì với ichimoku, một tiên đề khuôn mẫu lại được phát biểu thành “biên độ thời gian ổn định và tối đa cho một cơn tâm lý kéo dài 26 chu kì”. Thế là vấn đề phát sinh với con số 26. T đành ngưng lại và cố tìm hiểu xem ông Hosoda thuê rất nhiều sinh viên để tính toán là tính toán cái gì? Và vì sao ra kết quả 26. Từ đó T cũng nhận ra nhiều quy luật rất đặc biệt ràng buộc sự cân bằng của các hiện tượng quanh mình gắn với con số 26. Với T, chỉ cần hiểu con số 26, tất cả những con số khác trong hệ thống sẽ giải thích được hết. T cũng xem xét thử ichimoku với thông số khác nhưng có vẻ nó làm hệ thống trở nên méo mó và mất đi “vẻ đẹp” ban đầu, nên thôi.
3. Nghe đâu cụ Hosoda nói, trong hơn mười ngàn người thì chỉ có vài người hiểu hệ thống này, thế nên T nản <– cản trở tâm lý nghiên cứu thêm.
4. T khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu. T đã đọc qua cuốn ICHIMOKU của tác giả sasaki bằng nguyên bản tiếng Nhật nhưng sasaki dù đã trình bày rất kĩ lưỡng và rất nhiều kiến thức cần thiết nhưng vẫn không hề đưa ra một lời lý giải nào vì sao hệ thống tạo nên. T đang liên hệ thử để tìm vài bản tiếng Nhật nguyên bản khác mà đọc. Cá nhân T vốn là biên phiên dịch tiếng Nhật nên không gặp rào cản về ngôn ngữ lắm.
5. T gặp khó khăn khi tìm hiểu về lịch sử hình thành hệ thống thời kì đầu khi chưa có thị trường theo kiểu khớp lệnh như bây giờ. Khi ghi giá gạo (cả cụ Homma cha đẻ nến Nhật và Hosoda) đâu có ghi bằng phút một như sàn giao dịch. Thế nên T cũng cần những số liệu của thời đó để hình dung các ghi chép giá. Có như vậy với hiểu cái nguyên thủy và khúc mắc bên trong nó. Chắc chắn rồi, điều này vô cùng viễn vông.
Trong quá trình nghiên cứu, T thấy quá nhiều người “dạy sai”. Nói vầy sợ “múa rìu qua mắt thợ” nhưng rõ ràng T tin họ dạy sai. Diễn đạt lại những khái niệm thành đường “nhanh”, đường “chậm”, đường “trễ” chỉ mang hiệu ứng cho dễ nhớ chứ thực ra không dính dáng gì đến bản chất của tenkan, kijun và chikou. Người học ichimoku theo cách này sẽ mãi mãi không bao giờ hiểu ichimoku là gì. T tin thế.
Trên đây là lý do T xin phép ngưng serie “vô thời hạn” cho đến khi nào T khám phá và xác nhận những cái mới hơn. Cảm ơn ae inbox hỏi nhưng T cũng chẳng tài cán gì. Và nhắc lại, ae muốn học cách sử dụng hãy tìm trên mạng, nhiều lắm. Cái T cần vẫn là lý giải bản chất, vì T nghĩ, chỉ cần hiểu bản chất thì mọi cách sử dụng sẽ tự lộ hết ra. Trong trading, T không cần 80%, chỉ cần 51% xác xuất là đủ. T vẫn tin hệ thống này là hiệu quả nhất nếu xét trong phương diện khách quan và nếu hiểu rõ vấn đề.
Nghe nói, với triết lý trading của Homma (nến Nhật) và Hosoda (ICHIMOKU), hai ông đã kiếm được hàng chục tỉ đô nếu quy ra giá trị bây giờ.
Tìm về bản chất luôn cần thời gian và suy ngẫm lâu dài, bạn có thể tìm hiểu thêm về Dịch học. Mọi biến đổi không ngừng trong tự nhiên đều chỉ xoay quanh 64 tượng của Dịch, bản chất của Dịch là xoay chuyển giữa âm và dương (Yin Yang). Mình đã từng ráp thử Dịch vào Ichimoku như sau: Dịch dự đoán tương lai rất chính xác [quả của nhân hiện tại] (Span) nên ta cần xét cái đang hiện tại (là Tenkan, Kijun) và quá khứ (Chikou),….. Theo cá nhân mình thì Chikou Span là mắt xích… Read more »