Hiểu biết căn bản về Trend Line (Phần 2) – Chiến thuật trade với Parallel Channel

Một khi anh em đã biết cách để vẽ trend line, anh em sẽ thấy rất nhiều đỉnh và đáy mà chúng ta có thể nối lại với nhau. Ở một khía cạnh nào đó, nó sẽ mang tính chủ quan của cá nhân nhiều hơn là phản ánh tính khách quan của thị trường. Để tránh được điều đó, kỹ năng vẽ trend line của anh em cần đảm bảo ít nhất hai yêu cầu:

  • Xác định được đỉnh/đáy nằm trên vùng cản/hỗ trợ của thị trường bằng những kiến thức kỹ thuật khác, nhất là ở “điểm đầu tiên” trong ba điểm căn bản của trend line (xem bài trước) phải xác định đúng nó thuộc vùng hỗ trợ/kháng cự tốt. Từ đó, dựa vào diễn biến của giá mà tìm “điểm xác định”, rồi dự đoán các “điểm hiệu nghiệm” kế tiếp.
  • Thứ hai, anh em cần có chiến lược trade với trend line, chiến lược này không hẳn để xác định giá lên hay xuống nhưng là để mình hành động theo tín hiệu. Đó là điều tôi muốn đề cập trong bài này.

Mô hình Parallel Channel từ Trend Line

Khi đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau sẽ tạo thành một kênh (channel) mà giá sẽ dao động giữa hai đường đó. Chiến thuật này được rất nhiều trader áp dụng. Anh em có thể tham khảo tất cả những phân tích sử dụng parralle channel trên tradingview qua đường link này (https://www.tradingview.com/ideas/parallelchannel/).

Điều kiện để hình thành channel là hai đường hỗ trợ và kháng cự phải song song (parallel). Nếu nó không song song mà cắt nhau thì sẽ hình thành những mô hình giá khác (mà tôi chưa đề cập đến trong bài này). Để vẽ được channel anh em tìm trên thanh công cụ của tradingview chỗ này:

Anh em lưu ý: Khi giá giao động giữa hai đường song song kháng cự và hỗ trợ, nghĩa là các điểm hiệu nghiệm vẫn hiệu nghiệm khi chạm ở vùng giá kháng cự và hỗ trợ, cho đến khi nó không hiệu nghiệm nữa thì channel chính thức bị phá. Thế nên, channel rất tốt để chúng ta dự đoán giá, nhưng anh em ở quá lâu trong channel thì sẽ thành mối nguy hiểm khác.

Phân biệt 3 loại channel

Tùy theo xu hướng của thị trường trong khung giờ tương ứng mà chúng ta sẽ có channel tăng (Ascending channel), channel giảm (Descending channel) và channel ngang (Horizontal channel).

Channel tăng (Ascending channel)

Vừa rồi khi BTC từ 6k, đã hình thành một channel tăng khá rõ ràng.

Giá vẫn ngoan ngoãn đi trong Channel Tăng giữa hai đường hỗ trợ và kháng cự cho đến khi bị gãy (điểm X)

Như vậy, chiến thuật quan sát của anh em đối với channel tăng là như sau: Khi giá đã hình thành ba điểm 1, 2, 3 nghĩa là đầy đủ 3 điểm để vẽ một kháng cự, anh em chờ đợi sự xuất hiện của đáy A, từ đó sử dụng công cụ parallel channel để kẻ đường thẳng qua ba điểm 1, 2, 3 rồi gióng đường song song cắt đáy A, như vậy anh em dự đoán gần đúng các điểm B, C sẽ là các mốc hỗ trợ tiếp theo. Đồng thời cũng dự đoán gần đúng điểm 4, 5 sẽ là điểm nên chốt.

Diễn đạt thế nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực ra nó khó ở chỗ làm thế nào anh em có thể đợi được cho đến khi xuất hiện đầy đủ các yếu tố 1, 2, 3 và A. Cá nhân tôi thì tôi đã chốt ngay tại 2, 3 và lỡ kèo lên 10k1 tôi mới vào lại. Thế nên sự kiên nhẫn để nhìn diễn biến thị trường lúc này trở nên quan trọng. Ngoài ra, nếu anh em hiểu biết hơn về mô hình giá, sẽ thấy mô hình cốc và tay cầm ở đây, tăng độ tin cậy để anh em vào lại ở vùng 9k2 và chốt ở điểm 4, 5.

Channel giảm (Descending channel)

Anh em sẽ thấy thường xuyên thấy channel giảm trong một xu hướng downtrend

Giá đã đi trong channel và cố vượt nhiều lần nhưng không thành cho đến điểm X thì phá trend

Có lẽ đến đấy anh em cũng hình dung được cách vẽ rồi, khi giá hình thành 3 đáy 1, 2, 3 và đỉnh A, anh em hoàn toàn có thể kẻ được một channel giảm để lên kế hoạch cho mình. Nếu anh em bắt được lệnh short tại A thì xác định chốt tại 3, 4, còn nếu bắt tại 3, 4 thì cần hiểu đang trong channel giảm nên không thể giữ lệnh lâu, hoặc có thể đợi đến khi điểm X đã hoàn toàn phá trend thì có thể vào lệnh để ăn sóng ngon hơn. Một lần nữa, anh em lại thấy, sự kiên nhẫn chờ đời những gợi mở của thị trường rất quan trọng để vào lệnh.

Channel ngang (Horizontal channel)

Channel ngang thường xuất hiện trong những khung giờ nhỏ, khi thị trường side way chưa biết lên hay xuống.

Nếu giá đi trong channel ngang với một biên độ hẹp thì tôi thường ngồi ngó, mặc cho BTC diễn. Khi đi ngang cũng rất dễ làm trader nóng đít mà vào lệnh vội vàng và dễ bị giao động này tra tấn tâm lý. Để chắc ăn anh em nên chờ đợi cho tín hiệu rõ ràng. Tôi thường lập luận kiểu, đi ngang mà trong một xu hướng downtrend lớn thì như là để dụ gà rồi thịt một lần (xuống tiếp). Còn đi ngang trong xu hướng lên mang ý nghĩa như một tích lũy để pump mạnh. Thông thường tôi không vào lệnh những lúc thế này.

Lời khuyên: Bất cứ khi nào anh em nhìn thấy đầy đủ các yếu tố để vẽ trend line và channel thì hãy vẽ nó, tuy đơn giản nhưng nó vẫn hiệu quả ở một mức độ đáng kể để anh em tham khảo.

Hành động theo tín hiệu

Cái khó ở đây là khi nào anh em mới vào lệnh. Dù anh em đã xác định được channel rất tốt nhưng điều quan trọng hơn là quan sát liệu giá sẽ phá trend hay không phá trend. Liệu đó có phải là một cái bẫy. Đó chính là ý nghĩa của việc “hành động theo tín hiệu” như tôi đề cập ở đầu bài. Ở phần sau, tôi sẽ đề cập đến những hiện tượng xảy ra khi giá chạm trend line (kháng cự/hỗ trợ) để nói sâu hơn về vấn đề này, đồng thời sẽ giúp anh em lên kế hoạch vào lệnh đảm bảo hơn.

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Tuyết Anh

Mong được đọc thêm một số bài viết mới từ anh, rất bổ ích cho dân tập chơi.