Bài giảng thứ 5: Đường Tenkan và đường Kijun (P1)

Trong các bài giảng thứ 1bài giảng thứ 2, tôi đã giới thiệu cách tính bảng cân bằng và cách thể hiện trên biểu đồ. Sau đó, tôi đã đề cập sơ bộ về lý thuyết sónglý thuyết quan sát phạm vi giá. Nhưng từ bài giảng này, tôi sẽ giới thiệu từng công cụ một cách chi tiết hơn, để dần dần từng chút một làm nổi bật hình ảnh đồ thị cân bằng.

Xin nhắc lại, đường tenkan là trung điểm giữa giá cao nhất và thấp nhất (giá trị trung tâm) trong 9 ngày qua bao gồm cả ngày hiện tại. Và đường Kijun là điểm giữa của giá cao nhất và thấp nhất trong 26 ngày qua bao gồm cả ngày hiện tại. Cả hai được thể hiện trên biểu đồ, và sức mạnh của thị trường được nhìn thấy từ giao điểm của hai đường này và mối quan hệ vị trí của chúng với hình nến.

Ghi chú của TungNobi (click để mở/đóng)
Chúng ta rồi sẽ nhắc tới vấn đề về mô hình nến, trường phái price action thường hay tách biệt giữa nến Nhật và Ichimoku, tôi không phán xét tính hiệu quả ở đây, nhưng cá nhân tôi nhận thấy: Hai yếu tố này là sự kết hợp tối ưu nhất để chúng ta có một system trade với rủi ro là tối thiểu.

Mô hình nến Nhật sẽ giúp chúng ta có cái nhìn ngắn hạn trong khung giờ nhỏ, ichimoku sẽ giúp chúng ta phỏng đoán thị trường cho khung giờ lớn hơn. Tôi có sưu tầm một tài liệu ngắn trong thư viện MMOers – là file powerpoint của một bài giảng có tựa đề “Lý thuyết thời gian trong bảng cân đối Ichimoku và chân nến Sakata”, anh em có thể đọc qua nếu thích.

Hãy chú ý phần a trên biểu đồ. Khi thị trường đi lên, đường tenkan của 9 ngày gần nhất tất nhiên sẽ ở vị trí cao hơn đường kijun của 26 ngày gần nhất. Mặt khác, nếu thị trường đi xuống, thì mối quan hệ vị trí này sẽ ngược lại.

Do đó, tình huống hai đường tenkan và đường kijun này giao nhau có một ý nghĩa rất quan trọng. Trong đồ thị cân bằng Ichimoku, sự đột phá của đường tenkan cắt đường kijun từ dưới lên được gọi là “HẢO CHUYỂN” (好転 – có nghĩa là một sự chuyển biến mang tính cải thiện). Mặt khác, đường tenkan cắt đường kijun từ trên xuống, thì được gọi là “NGHỊCH CHUYỂN” (逆転 – có nghĩa là sự chuyển biến trái ngược)

Ghi chú của TungNobi (click để mở/đóng)
Anh em sẽ dễ dàng nhận ra tất cả những hiện tượng này trong thực tế rất thường xuyên. Hãy cứ theo đúng tinh thần của Ichimoku – đơn giản hóa mọi thứ, đừng quá phức tạp xa đà vào nhiều suy diễn.

Tôi có thể minh họa “hảo chuyển” và “nghịch chuyển” với đồ thị giá Bitcoin như sau:

Anh em khoan bàn tới việc vào lệnh/thoát lệnh, cứ tiếp tục kiên nhẫn đi hết các bài giảng, việc đó cần sự hiểu biết cho rõ ràng hệ thống này trong sự kết hợp đầy đủ các lý thuyết trụ cột của bảng cân bằng.

Đường tenkan và đường kijun cũng có thể được gọi là bảng cân bằng “theo nghĩa hẹp”, nhưng theo nghĩa này, nó thể hiện sự “hảo chuyển” (chuyển biến cải thiện) và sự “nghịch chuyển” (một chuyển biến trái ngược) của toàn bộ bảng cân bằng, và hai đường này được sử dụng như một công cụ để khơi gợi thị trường sẽ tăng hay giảm.

Có thể giảng giải rằng “hảo chuyển” là sẽ tăng giá, “nghịch chuyển” là sẽ giảm giá. Nhưng, tất nhiên, đây không phải là cách duy nhất để nói về tổng thể thị trường, và cần nhớ rằng, đây chỉ là một trong những chỉ số bên trong sự cân bằng tổng thể của bảng cân bằng ichimoku (theo nghĩa rộng).

Ghi chú của TungNobi (click để mở/đóng)
Có thế thấy ngay chính người Nhật khi mà họ đưa ra những định nghĩa và giải thích cho những khái niệm này, họ thể hiện ra những từ ngữ và thái dộ dè chừng vì sợ người đọc hiểu lầm. Chứ không hề quyết đoán như những “tuyệt chiêu” về ichimoku mà chúng ta vẫn thường hay đọc.

Nó là một đức tính hay.

Nhân tiện, tình hình thị trường hiện tại ngay khi tôi viết bài này, sự “nghịch chuyển” đã xuất hiện gần rõ ràng, “gần” rõ ràng vì nến tuần chưa đóng. Nó gợi mở cho tôi thời gian tới thị trường sẽ khó mà bức phá khá hơn. Thế nhưng, theo cách diễn đạt của tác giả, thì đây chỉ là “nghĩa hẹp”. Và điều tôi vừa tạm kết luận chỉ là một trong những chỉ số bên trong của sự cân bằng tổng thể theo “nghĩa rộng”.

Và thế là, tôi lùi xa hơn tí nữa, để nhìn thị trường ở góc nhìn rộng hơn.

Hình ảnh này minh họa bổ sung những thời điểm xuất hiện giữa “hảo chuyển” và “nghịch chuyển”
4.3 9 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
7 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Trường

Cảm ơn anh. Mong anh sớm ra thêm những bài giảng khác nữa 🙂

AtoZstock

Thanks anh !

Checker

Cảm ơn bro. Hóng từng ngày những phần dịch tiếp theo của bác!

DUONG LE QUANG THANG

Năm mới chúc Tùng và gia đình bình an, sức khỏe dồi dào và vạn sự như ý

Olga

anh ơi bao giờ a viết tiếp dzi, đang hay quá hoe hoe

tranhtran

mới xem được đến bài bai-giang-thu-5-duong-tenkan-va-duong-kijun-p1, không biết phần còn lại đã có chưa? có thể gửi cho mình xin qua mail tranhtranksxd@gmail.com được ko?
Cảm ơn nhiều